1. HOME
  2. Bài hát của trái tim

Ban nhạc Kokoro no uta

Masamichi KITANI

Trưởng nhóm nhạc Kokoro no uta

Khi còn nhỏ, ngoài anh chị em ruột, trong nhà tôi còn có rất nhiều anh chị em là học viên nội trú.
 Vào những dịp như giáng sinh, chị gái đầu hơn tôi 14 tuổi thường đệm đàn piano và bảo tôi hát theo.
 Từ đó, niềm vui ca hát đã ngấm dần vào cơ thể tôi.

 Để chúc mừng ngày tôi nhập học trường cấp ba, chị gái ngay trên tôi đã mua tặng tôi một cây đàn guitar.
 Từ đó, lúc nào tôi cũng mang theo cây đàn guitar của mình đến bất cứ nơi nào tôi đi và hát với mọi người.

 Vào tháng 7 năm 2001, ở tuổi 53, một viện dưỡng lão cách nhà tôi khoảng 3 phút được thành lập.
 Đó là một trung tâm dưỡng lão ban ngày nhỏ đã được tu sửa lại từ một ngôi nhà dân.
 Thật kỳ lạ, tôi bắt đầu có thói quen chơi guitar.
 Một lần nữa tôi lại đắm chìm trong niềm vui ca hát.
 Tôi thường hát với người cao tuổi, khi có động đất xảy ra tôi hát ở trại tị nạn.

 Tháng 3 năm 2007, lần đầu tiên tôi đã chinh phục được giải chạy full marathon và đã xin nghỉ hưu khỏi Chính quyền thành phố Tokyo sớm hơn kế hoạch một chút.
 Năm 2009, bà Take DS (người khiếm thính, biểu diễn ngôn ngữ ký hiệu), ông Yasuaki Maruyama (người mô phỏng âm thanh của nhạc cụ bằng miệng), ông Morihide Idenawa (bass) và bà Yasuko Miki (piano) đã cùng nhau khởi xướng và cho ra đời ban nhạc Kokoro no uta. Sau đó, bà Kazuko Sano (người mô phỏng âm thanh của nhạc cụ bằng miệng, thông dịch ngôn ngữ ký hiệu) và ông Haruna Kuriki (vocal) đã gia nhập nhóm.
 Các thành viên trong ban nhạc đều có kỹ năng điêu luyện và tôi may mắn được tham gia với vai trò là ca sĩ.
 Kể từ năm 2008, chúng tôi đã liên tục tổ chức các buổi hòa nhạc tại Hội trường lớn ở Trung tâm văn hóa Shinjuku.

 Khi xảy ra trận động đất lớn ở phía đông Nhật Bản vào năm 2011, chúng tôi đã biểu diễn tại một trại tị nạn ở trường trung học cơ sở Utatsu, thị trấn Minamisanriku, tỉnh Miyagi.
 Năm 2013, chúng tôi đã tổ chức các hoạt động âm nhạc với những người bị rối loạn chức năng não và gia đình của họ.
 Ban nhạc cũng đã tham gia dự án “Ofunato, thị trấn cờ vây” từ năm 2014.
 Từ tháng 2 năm 2017, tại Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật quận Ota, chúng tôi bắt đầu dạy cờ vây cho những người bị rối loạn chức năng não và tổ chức các hoạt động ca hát với họ.
 Nhiều sự kiện diễn ra hàng năm đã trở thành một kỷ niệm quý giá đối với chúng tôi.

 Bước vào năm 2020, virus Corona đang tấn công thế giới.
 Chúng tôi buộc phải hạn chế tiếp xúc với người khác và tạm hoãn các sự kiện.
 Khi biết về hội nghị truyền hình ZOOM vào đầu tháng 3, trực giác mách bảo tôi rằng thiết bị này rất cần thiết để ứng phó với virus Corona và trận động đất ở thủ đô sắp tới.

 Chúng tôi đã bắt đầu viết nên một câu chuyện mới.